15 LỜI KHUYÊN TỪ MC HỘI THẢO #1 THẾ GIỚI

Xin chào, đối với những ai chưa biết tôi, tôi đã hoạt động với vai trò dẫn chương trình sự kiện hơn 14 năm và hiện là Dẫn chương trình Sự kiện Thực tế Hàng đầu Thế giới.

Tôi từng đồng hành trên sân khấu cùng Tony Robbins, Dean Graziosi, Les Brown, Brian Tracy, Rachel Hollis và nhiều tên tuổi khác.

Thông qua những trải nghiệm của tôi (cả thành công lẫn thất bại), tôi đã học được cách trở thành một người Dẫn chương trình sự kiện tuyệt vời. 

Và ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ với bạn 15 lời khuyên giúp bạn chinh phục vai trò này.

Và có một lưu ý nhỏ (như bạn có thể thấy), tôi đã sử dụng linh hoạt hai cách gọi “MC” (viết tắt là Master of Ceremonies – Người dẫn chương trình) và “Dẫn chương trình sự kiện”, thay thế cho nhau – vì cả hai đều chính xác.

Sàn diễn sự kiện vô cùng đa dạng, đòi hỏi những kĩ năng dẫn chương trình cho từng thể loại. Có thể kể đến như:

  • MC đám cưới
  • MC hội thảo
  • MC triển lãm thương mại 
  • MC ra mắt sản phẩm 
  • MC trao giải thưởng 
  • Và một số lĩnh vực khác

Cho dù bạn đang khao khát trở thành Dẫn chương trình sự kiện chuyên nghiệp ở lĩnh vực nào, những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tỏa sáng và có lợi thế hơn các ứng viên khác.

Lời khuyên #1: Nghiên cứu kĩ về sự kiện

Một trong những điều quan trọng nhất trước khi gặp gỡ hoặc phỏng vấn khách hàng tiềm năng là tìm hiểu chi tiết về sự kiện của họ. 

Hãy truy cập trang web của họ, trang sự kiện, các đánh giá trước đó, cộng đồng Facebook của họ và bất kỳ tài nguyên nào có sẵn mà bạn có thể tiếp cận được.

Lí do chính của điều này là xác định bạn có phù hợp với vai trò MC của sự kiện họ hay không và ngược lại? Mọi vị trí Dẫn chương trình đều có thể hấp dẫn bạn nhưng bạn phải xem xét điểm mạnh, điểm yếu và phong cách cá nhân của mình.

Điều này có nghĩa là bạn không cần phải thuộc nhóm đối tượng tham gia sự kiện, nhưng bạn phải cần có khả năng giao tiếp và tạo kết nối với họ. Thực tế, tôi làm MC cho các sự kiện trên toàn thế giới, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ một hội nghị giảm cân toàn phụ nữ có DJ chơi nhạc trực tiếp đến hội nghị y tế cho các nha sĩ. 

Mặc dù, tôi không phải là một người phụ nữ trên hành trình giảm cân cũng chẳng biết răng hàm trên số 2 là cái quái gì, tôi biết tôi có thể kết nối với những khán giả đó. 

Nếu tôi không thể, tôi sẽ bỏ qua cơ hội đó. Biết cách kết nối với khán giả cũng là một phần quan trọng để trở thành một MC tuyệt vời. 

Một lí do khác mà chúng ta phải nghiên cứu trước khi sự kiện xảy là để bạn có thể đặt một câu hỏi thông minh trong quá trình phỏng vấn, để tạo ấn tượng tốt với khách hàng đồng thời bạn sẽ có thêm thông tin có giá trị. 

Lời khuyên #2: Bạn không phải là tâm điểm

Người Dẫn chương trình giỏi thì phải luôn nhớ rằng: tâm điểm của sự kiện không phải là BẠN mà là CHÍNH SỰ KIỆN!

Là một MC, chúng tôi yêu sân khấu hơn hết bất kỳ ai, thậm chí chúng tôi đứng trên sân khấu còn nhiều hơn cả diễn giả.

Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi thứ xoay xung quanh BẠN!

Không bao giờ được phép quảng bá khi đang ở trên sân khấu. 

Bạn được thuê cho một công việc và công việc đó là đại diện cho sự kiện. Thực hiện tốt sự kiện đồng nghĩa với việc khán giả tận hưởng tối đa sự kiện và người thuê bạn sẽ có một sự kiện thành công hơn (dựa trên tiêu chí đánh giá của họ).

Cách tốt nhất để quảng bá bản thân để được hợp tác cho sự kiện tiếp theo là TẠO GIÁ TRỊ chứ không phải là cung cấp tài khoản Instagram của bạn trên sân khấu.

Lời khuyên #3: Lựa chọn mức năng lượng phù hợp

Đây là QUY TẮC VÀNG của tôi khi nói đến mức năng lượng.

Đối với vai trò Dẫn chương trình, mức năng lượng của bạn nên: Nhiều hơn năng lượng của khán phòng, nhưng không quá cuồng nhiệt đến mức khiên họ choáng ngợp” 

Sự kiện dành cho nha sĩ sẽ có bầu không khí khác biệt so với hội thao thể dục dành cho phụ nữ. Vì vậy, hãy điều chỉnh mức năng lượng của bạn dựa trên năng lượng có sẵn trong phòng, sau đó nâng dần lên.

Bí quyết của tôi là bắt đầu với mức năng lượng cao hơn 2 mức so với trạng thái ban đầu của khán phòng, rồi từ từ tăng dần.

Ví dụ sự kiện dành cho nha sĩ đang ở mức 2, tôi sẽ bắt đầu ở mức 4. Đối với hội thao dần cho nữ giới trẻ tuổi, nếu năng lượng phòng ở mức 7, tôi sẽ bắt đầu ở mức 9. Sau đó, tôi sẽ tiếp tục dẫn dắt chương trình và nâng cao dần mức năng lượng của khán giả lên mức tối ưu nhất cho sự kiện. 

Điều quan trọng nhất là tránh trường hợp mức năng lượng của sự kiện là 4 mà chúng ta lại “bật” lên ngay lập tức ở mức 10. Hành động đó có thể khiến một phần khán giả cảm thấy khó chịu. 

Lời khuyên #4: Chú trọng ngoại hình

Một diễn giả đồng nghiệp đã cho tôi lời khuyên về thời trang hữu ích và tôi luôn ghi nhớ: “Là một MC, bạn nên là người mặc đẹp nhất, lịch sự nhất trong toàn bộ sự kiện.”

Lúc đấy, trang phục của tôi tuy mặc đẹp nhưng chỉ dừng lại mức tương đương với khán giả. Qua lời khuyên này, tôi nhận ra mình phải nâng tầm gu thời trang của mình hơn. 

Tôi đã nắm bắt cơ hội và biến ngoại hình của mình trở thành một thương hiệu cá nhân. Hiện tại, tôi vẫn duy trì cách ăn mặc nhất định cho toàn bộ sự kiện của mình.

Tuy nhiên, khách hàng nếu yêu cầu bạn mặc một bộ trang phục cụ thể thì hãy tuân thủ theo yêu cầu của họ! Tôi sẵn sàng thay đổi phong cách ăn mặc để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Chỉ cần đảm bảo trang phục thoải mái nhất có thể (mà không phải hy sinh quá nhiều phong cách!) đặc biệt là giày vì bạn sẽ đứng nhiều trong quá trình diễn ra sự kiện.

Lời khuyên #5: Luôn đến sớm

Có một câu nói nổi tiếng của Vince Lombardi rằng: “Nếu bạn đến đúng giờ, nghĩa là bạn đã trễ.” Là Dẫn chương trình sự kiện, hãy ghi nhớ điều này.

 

Luôn đến đủ sớm để kiểm tra âm thanh, cảm nhận sân khấu và hình dung cách bạn tương tác với khán giả. Hãy coi đây là một buổi tổng duyệt ngắn, đeo micro trên trên đầu hoặc cầm trên tay, sử dụng tông giọng dự kiến, di chuyển quanh sân khấu, v.v.


Vì phải di chuyển đường dài cho hầu hết các sự kiện, tôi luôn bay đến vào ngày trước sự kiện. Khách hàng đánh giá cao tôi việc tôi đến trước lịch trình và đó cũng là một lí do quan trọng để họ mời tôi trở lại dẫn dắt các sự kiện khác.

Lời khuyên #6: Hòa mình với đám đông trước

Phần khó nhất của sự kiện là lần đầu tiên bạn bước lên sân khấu. Khán giả có thể chưa biết bạn và bạn chỉ có vài phút để tạo thiện cảm với họ.

Để vượt qua trở ngại ban đầu này, tôi thường hòa mình với đám đông trước giờ khai mạc. 

Tôi nhảy vào các cuộc trò chuyện và tìm ra những vị “khách hàng hào hứng” trong đám đông mà tôi có thể nhờ đến nếu cần thiết. 

Khiến một người vui vẻ có thể dẫn đến cả đông đám cùng cổ vũ. Chưa kể, sẽ có một vài người cảm thấy sẽ thoải mái với bạn sẽ khiến bạn dễ kết nối hơn khi xuất hiện trên sân khấu.

Việc hòa mình với đám đông giúp tôi hâm nóng và làm không khí buổi lễ sôi động hơn. Thậm chí, bạn có thể nâng cao mức năng lượng của họ ngay cả trước khi bước lên sân khấu! 

Hãy nhớ rằng, ngay cả khi giao lúc trước thì mức năng lượng của bạn phải luôn cao hơn người khác 1 đến 2 bậc.

Lời khuyên #7: Viết kịch bản mở đầu

Đây là một trong những bí quyết tâm đắc nhất của tôi về cách trở thành một MC tuyệt vời, bởi nó tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa người mới vào nghề và một người chuyên nghiệp.   

Như đã chia sẻ, phần thử thách nhất trong bất kỳ sự kiện nào là lúc bạn lần đầu tiên bước lên sân khấu. 

Trong những phút mở đầu đó, bạn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập bầu không khí và định hướng kỳ vọng cho toàn bộ sự kiện. Do đó, tôi thực sự khuyến khích bạn nên viết kịch bản mở đầu 

Một phần giới thiệu được đầu tư kỹ lưỡng sẽ mang đến sự lôi cuốn, truyên tải thông tin và khơi gợi nguồn cảm hứng của tác giả. 

Ngay từ đầu, xác định đối tượng tham dự và lí do họ có mặt tại sự kiện. Hãy tóm tắt bản chất của sự kiện và khơi gợi sự hào hứng cho họ về những giá trị mà họ nhận được. 

Sau đó, bạn hãy giới thiệu về bản thân và cách bạn đến làm MC cho sự kiện này. 

Để thu hút sự chú ý của khán giả, tôi thường sử dụng kỹ thuật “hỏi-đáp”. Cuối cùng, hãy dành thời gian cho việc tâp thử khi có người lên sân khấu (bằng cách đứng dậy và vỗ tay nhiệt tình).

Hãy giữ cho phần mở đầu đơn giản nhưng súc tích, đồng thời giải thích lí do khiến cho sự kiện này trở nên khác biệt hay đặc biệt so với sự kiện khác. 

Cố gắng thuộc lòng phần kịch bản để tạo cảm giác như bạn đang trò chuyện một cách tự nhiên thay vì đọc từ giấy hay bảng nhắc. 

Lời khuyên #8: Nói chuyện với diễn giả trước

Để phần giới thiệu diễn giả thêm chuyên nghiệp và thu hút, hãy trao đổi trước với họ. Việc trao đổi này sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin cần thiết để giới thiệu diễn giả một cách chính xác và ấn tượng. 

    • Đảm bảo phát âm chính xác tên của diễn giả, tên doanh nghiệp, thương hiệu hoặc trường đại học của họ. Sai sót trong việc phát âm khiến khán giả mất tập trung và tạo ấn tượng không tốt với khán giả.
    • Các phần trong tiểu sử của họ có liên quan đến chủ đề bài nói của họ không? Một số tiểu sử có thể dài, bạn không muốn đưa quá nhiều thông tin khiến khán giả nhàm chán.
    • Điều chính yếu mà mọi người học được từ bài nói của họ là gì? Khán giả sẽ chú ý hơn khi biết được lợi ích của lắng nghe.

Việc nắm chắc ba yếu tố này sẽ giúp phần giới thiệu diễn giả của bạn sẽ trở nên ấn tượng hơn với khán giả, sẽ góp phần tạo nên thành công cho chương trình. 

Lời khuyên #9: Tự tin và xử lý linh hoạt những sai sót

Là một MC, bạn sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình dẫn dắt chương trình. Lời nói của bạn có thể vấp váp, bạn  có thể mắc lỗi. Và điều đó hoàn toàn bình thường!

Hãy nhớ rằng, sự tự tin và khả năng xử lý linh hoạt những sai sót chính là chìa khóa để bạn chinh phục khán giả. 

Khi mắc lỗi, hãy bình tĩnh và thực hiện theo những bước sau:

  • Đối với lỗi nghiêm trọng: Nếu bạn mắc lỗi nghiêm trọng như gọi sai tên diễn giả, hãy chân thành xin lỗi và sửa lỗi ngay lập tức.
  • Đối với lỗi nhẹ: Nếu bạn mắc lỗi nhẹ, hãy mỉm cười và chia sẻ với khán giả. Hãy nhớ rằng: “Sự tự tin và vui vẻ sẽ luôn được khán giả đón nhận nồng nhiệt hơn sự hoàn hảo tẻ nhạt.”

Ví dụ:

Trong một lần dẫn chương trình, tôi đã mắc lỗi phát âm sai một cụm tử. Thay vì “Tăng tốc độ thành công của bạn”, tôi lại nói thành “Tăng tốc độ tình dục của bạn”. 

Sai lầm này khiến tôi vô cùng bối rối và xấu hổ. Tuy nhiên, thay vì cố gắng che đậy lỗi lầm, tôi đã thừa nhận sai sót của mình và biến nó thành một câu chuyện hài hước để chia sẻ với khán giả. 

Nhờ vậy, mà bầu không khí trở nên vui vẻ và thoải mái hơn và sự kiện đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Bài học kinh nghiệm:

  • Sở hữu những sai sót của bạn: Thay vì né tránh hay che đậy, hãy đối mặt với sai lầm một cách tự tin và cởi mở.
  • Biến sai lầm thành cơ hội: Hãy biến sai lầm thành một câu chuyện hài hước hoặc bài học bổ ích để chia sẻ với khán giả.
  • Học hỏi từ sai lầm: Mỗi sai lầm là một cơ hội để bạn học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Bằng cách luôn giữ vững sự tự tin, xử lý linh hoạt và học hỏi từ sai lầm, bạn sẽ trở thành một MC chuyên nghiệp và chinh phục mọi khán giả.

Lưu ý:

Luôn giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ: Khán giả sẽ dễ dàng cảm nhận được năng lượng tích cực từ bạn.

Tương tác với khán giả: Hãy tạo sự kết nối với khán giả bằng những câu chuyện, trò chuyện và cử chỉ giao tiếp cởi mở.

Luyện tập thường xuyên: Nâng cao kỹ năng dẫn dắt chương trình thông qua luyện tập thường xuyên và học hỏi từ những MC chuyên nghiệp.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thái độ tích cực, bạn sẽ tự tin tỏa sáng trên sân khấu và dẫn dắt mọi sự kiện đến thành công.

Lời khuyên #10: Dẫn chương trình - Không phải diễn viên hài độc thoại

Nhiệm vụ của bạn trên sân khấu không phải để trình diễn hài kịch, mà là điều phối chương trình suôn sẻ.

Mặc dù bạn có thể tận dụng những cơ hội thú vị để tạo tiếng cười, nhưng đừng cố gắng gượng ép.

Vai trò của bạn là tạo giá trị bằng cách điều phối chương trình trôi chảy và giữ chân khán giả. Vì vậy, hãy tập trung vào giá trị bạn mang lại, thay vì tập trung vào việc chọc cười.

Lời khuyên #11: Nhiệm vụ của bạn không chỉ giới hạn trên sân khấu

Mặc dù được nghỉ ngơi khi không trực tiếp dẫn dắt chương trình, bạn vẫn nên tận dụng khoảng thời gian này một cách chuyên nghiệp. 

Dưới đây là một số hoạt động bạn có thể (và nên) thực hiện:

  • Ôn lại ghi chú: Điều này giúp bạn sẵn sàng cho các tình huống bất ngờ và đảm bảo sự lưu loát khi quay trở lại sân khấu.
  • Chuẩn bị cho diễn giả tiếp theo: Xem trước tiểu sử, nội dung bài nói của diễn giả kế tiếp để có thể giới thiệu họ một cách trôi chảy và thu hút.
  • Tương tác với khán giả: Giao lưu với khán giả trong giờ nghỉ giải lao, lắng nghe phản hồi của họ để điều chỉnh chương trình phù hợp.
  • Đánh giá năng lượng khán giả: Theo dõi không khí của chương trình, lắng nghe phản ứng của khán giả trong các tiết mục để điều chỉnh nhịp điệu dẫn dắt.

Bằng cách tận dụng tối đa thời gian, ngay cả khi không trực tiếp đứng trên sân khấu, bạn sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và nâng tầm vai trò Dẫn chương trình sự kiện của mình.

Lời khuyên #12: Chuẩn bị sẵn những phương án dự phòng (để kéo dài thời gian)

Trong quá trình diễn ra sự kiện, đôi khi có thể xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc các vấn đề bất ngờ khác. Nhiệm vụ của bạn lúc này là duy trì sự tập trung và năng lượng của khán giả.

Để tránh tình trạng lúng túng khi cần kéo dài thời gian, tôi khuyên bạn nên chuẩn bị sẵn một số phương án dự phòng.

Một số cách hữu ích để lấp đầy khoảng trống:

    • Đặt câu hỏi cho khán giả: Ví dụ, “Khách mời đến từ xa nhất là từ đâu?”, “Hôm nay có ai mừng sinh nhật không?”.
    • Thảo luận về những nội dung đã chia sẻ: Ví dụ, “Điều gì ấn tượng nhất bạn rút ra từ phần trình bày của diễn giả trước?”.
    • Tổ chức các hoạt động ngắn: Ví dụ, nhảy múa, giãn cơ, chơi đố vui, v.v.
    • Chia sẻ những câu chuyện thú vị có liên quan đến chủ đề sự kiện.
    • Phương án dự phòng yêu thích của tôi là nhảy múa! Với nền tảng Hip-hop, tôi thường chia sẻ những động tác đơn giản và vui nhộn với khán giả.

Mặc dù nhảy múa hiệu quả với tôi, bạn nên lựa chọn phương án dự phòng phù hợp với phong cách và thế mạnh của bản thân.

Lời khuyên #13: Hợp tác hỗ trợ Người tổ chức sự kiện

Trong suốt sự nghiệp, tôi đã từng làm việc với nhiều người tổ chức sự kiện, từ những người mới vào nghề đến những người dày dạn kinh nghiệm. Và điều bất ngờ là, vai trò của họ đều rất khó khăn!

Một trong những lý do khiến tôi được mời trở lại hợp tác thường xuyên chính là bởi tôi luôn cố gắng giúp họ giảm bớt gánh nặng công việc.

Tôi luôn chủ động hỏi: “Làm thế nào tôi có thể hỗ trợ bạn để mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn?”. Câu hỏi này được đặt ra trước sự kiện, trong suốt sự kiện và cả sau khi sự kiện kết thúc.

Đừng chỉ tập trung vào vai trò của mình. Hãy sẵn sàng hỗ trợ và phục vụ cho thành công chung của sự kiện.

Bằng cách chủ động giúp đỡ người tổ chức sự kiện, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và gia tăng cơ hội được mời lại cho các sự kiện tiếp theo.

Lời khuyên #14: Kết thúc ấn tượng như cách bạn đã bắt đầu

Sau một sự kiện thành công, bạn không muốn khép lại bằng một lời kết hời hợt. Giống như phần mở đầu, bạn cũng nên lên kịch bản cho phần kết (hoặc ít nhất, chuẩn bị sẵn một vài lời khích lệ).

Hãy để lại cho khán giả một cảm giác tích cực và truyền cảm hứng, có thể là một câu chuyện thành công, một giai thoại lạc quan, hoặc lời động viên ý nghĩa. Một lần nữa, hãy cố gắng thuộc lòng phần này nếu có thể.

Nếu người tổ chức chưa thực hiện, bạn hãy thay mặt họ cảm ơn tất cả những người đã góp phần tạo nên sự kiện. 

Biểu thị lòng biết ơn với người tổ chức, diễn giả, đội ngũ kỹ thuật âm thanh, hình ảnh và đừng quên cả khán giả!

Lời khuyên #15: Thể hiện bản sắc riêng (Hãy là chính bạn!)

Mẹo cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng để trở thành một Dẫn chương trình sự kiện xuất sắc: Bạn không thể chỉ đơn thuần sao chép phong cách của những người khác. Hãy là chính mình!

Tuy nhiên, bạn có thể học hỏi và lấy cảm hứng từ các Dẫn chương trình và diễn giả khác, nhưng cuối cùng, bạn cần thể hiện bản chất chân thật của chính mình.

Mỗi khi chia sẻ lời khuyên này, tôi luôn nhớ bộ phim “Những kẻ trượt băng dũng cảm” (Cool Runnings). 

Trong phim, Derice, đội trưởng đội bobsleigh Jamaica, đã cố gắng sao chép đội bobsleigh Thụy Sĩ để giành huy chương vàng. 

Anh ấy nghĩ rằng để trở thành người giỏi nhất, bạn phải sao chép người giỏi nhất, nhưng anh ấy đã sai. Để trở thành người giỏi nhất, anh ấy cần phải là chính mình. 

Nói cách khác, anh ấy cần điều khiển bobsleigh theo phong cách của người Jamaica, chứ không phải Thụy Sĩ. Khi Derice chấp nhận điều đó, cả đội đã tỏa sáng.

Điều tương tự cũng đúng với bạn.

Khi bạn thể hiện bản sắc chân thật, khán giả sẽ hòa nhịp cùng bạn. Bằng cách đó, bạn tạo điều kiện để họ cũng được là chính mình. 

Đó chính là cách để trở thành một Dẫn chương trình sự kiện xuất sắc.

Hãy Bứt Phá và Trở Thành Phiên Bản Tuyệt Vời Nhất Của Bạn

Tôi không ngừng nỗ lực để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình và luôn sẵn sàng hỗ trợ người khác đạt được điều tương tự – ĐẶC BIỆT trong lĩnh vực cải thiện kỹ năng nói trước công chúng.

Nếu bạn muốn sở hữu khóa đào tạo diễn thuyết đỉnh cao (phù hợp cho cả Dẫn chương trình sự kiện và Diễn giả), hãy nhấp vào nút bên dưới.

Tôi Sẵn Sàng Nâng Cao Phong Thái Trên Sân Khấu & Khả Năng Nói Trước Công Chúng. 



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hãy để Học viện Truyền thông Z+ đồng hành cùng bạn trong hành trình theo đuổi đam mê!

Bằng cách điền email để nhận được thông tin hữu ích & ưu đãi từ Học Viện Truyền Thông Z⁺. Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin của bạn.

Email Marketing

Liên hệ

Copyright © 2024 Công ty Cổ phần Học Viện Truyền Thông Z⁺​